Cái chết của Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương lạm sát công thần Hồ_Duy_Dung

Năm 1380, Ngự sử trung thừa Đồ Tiết đã tố giác Hồ Duy Dung với Chu Nguyên Chương. Một đồng sự khác của “Tể tướng” trước đó vì bị chính tay Hồ Duy Dung giáng chức, cũng đã bí mật báo với Hoàng đế âm mưu của kẻ này. Bốn ngày sau, Chu Nguyên Chương đã tru di cả gia đình Hồ Duy Dung, riêng Hồ Duy Dung được cho bị giết bằng cách buộc ông ở bìa rừng qua đêm để muỗi đốt chết. Đồng thời Minh Thái Tổ cho điều tra bắt giết đồng đảng, có tới 1 vạn 5000 người bị xử chém, hầu hết là những công thần khai quốc, như:

- Tống Liêm: cháu của ông là Tống Thận, bị cáo buộc là đồng đảng của Hồ Duy Dung, Minh Thái Tổ triệu Tống Liêm (lúc đó đã từ quan) về kinh thành xử tử, Do được Mã hoàng hậu can ngăn nên ông bị bắt đi xung quân. Do đã 71 tuổi nên Tống Liêm chết trên đường đi.

- Lý Thiện Trường: 7 năm sau cái chết của Hồ Duy Dung, Lý Thiên Trường là khai quốc công thần và thông gia với nhà vua. Do bị cáo giác đồng lõa, nên bị chém cả nhà, lúc đó Lý Thiên Trường đã 77 tuổi.

- Lam Ngọc: 13 năm sau cái chết của Lý Thiên Trường, cẩm y vệ tố giác Lam Ngọc cũng là đồng đảng với Dung, Minh Thái Tổ lại đem giết đồng thời truy cứu tới hơn 1 vạn người.

Sau hai vụ án Hồ Duy Dung và Lam Ngọc, triều đình vắng sạch bóng công thần. Sự chuyên chế và tàn bạo của Minh Thái Tổ trở nên nổi danh trong lịch sử.

Minh Thái Tổ còn bãi bỏ chức tể tướng, nhà vua đảm nhận trách nhiệm trực tiếp quản lý Tam tỉnhLục bộ, quyền lực của Hoàng đế được tập trung ở mức chưa từng thấy. Mặc dù sau đó Nội các đại học sĩ được thành lập trợ giúp các vị hoàng đế trong việc quản lý nhà nước song Thủ phụ nội các (đứng đầu các Đại học sĩ) không phải là Tể tướng thực sự.Trên thực tế, nguyên nhân thực sự cho sự loại bỏ Hồ Duy Dung là do quyền lực quá lớn của ông.[1]

Liên quan